?>
27/08/2022

14 kỹ năng lãnh đạo giúp bạn trở thành người đứng đầu tuyệt vời.

Kỹ năng lãnh đạo là một kỹ năng quan trọng và cần thiết trong công việc. Phát triển tốt kỹ năng này sẽ giúp bạn có cơ hội thành công hơn trên con đường phát triển sự nghiệp.

Trong bài viết dưới đây, tôi sẽ gợi ý cho bạn 14 kỹ năng lãnh đạo giúp bạn trở thành người đứng đầu tài ba. Mời bạn tham khảo.

>> Đọc thêm: Top 10 kỹ năng tương lai của Gen Z

Kỹ năng lãnh đạo là gì?

Kỹ năng lãnh đạo là gì?

Kỹ năng lãnh đạo là gì?

Kỹ năng lãnh đạo là những điểm mạnh và khả năng mà một cá nhân thể hiện giúp giám sát các quy trình, hướng dẫn các sáng kiến và đưa các nhân viên của họ tiến tới đạt được các mục tiêu.

Kỹ năng lãnh đạo là một phần không thể thiếu trong việc định vị các giám đốc điều hành. Nó nhằm đưa ra các quyết định về sứ mệnh cũng như mục tiêu của tổ chức. Đồng thời, phân bổ nguồn lực hợp lý để đạt được các chỉ thị đó.

Vai trò của kỹ năng lãnh đạo và người lãnh đạo trong đội nhóm

Vai trò của người lãnh đạo là gì?

Vai Trò Của Người Lãnh đạo

Vai trò của người lãnh đạo đối với doanh nghiệp là rất lớn

Để xác định được một mục tiêu chung và đạt được kết quả tốt, bất kỳ một tổ chức nào cũng cần có một người lãnh đạo tài giỏi. Đó phải là một người có đủ những phẩm chất, kỹ năng, sự hiểu biết và tầm nhìn để có thể dẫn dắt tập thể đi theo định hướng đã đề ra.

Lãnh đạo là người đề ra những định hướng cho tổ chức và dẫn dắt những nhân viên của họ. Kết quả làm việc của nhân viên chỉ tốt khi họ biết mục đích của việc họ làm là gì. Và được thuyết phục bởi sự nhiệt huyết cũng như tầm nhìn của người lãnh đạo.

Chính vì thế, người lãnh đạo cần theo dõi tiến độ hoàn thành công việc của nhân viên một cách thường xuyên. Nhờ vậy, những định hướng đã đề ra cho tổ chức cũng được hoàn thành tốt.

Trong quá trình làm việc, những mâu thuẫn, xung đột, rào cản,… thường xuyên nảy sinh. Lãnh đạo là người trực tiếp đứng ra giải quyết những vấn đề này nhằm đảm bảo tiến độ công việc và đạt được kết quả tốt.

Người lãnh đạo cũng là hình mẫu lý tưởng để nhân viên noi gương. Để nhân viên của mình luôn duy trì năng lượng tích cực và hăng say với công việc, người lãnh đạo nên thể hiện sự lạc quan, vui vẻ, cũng như liên tục khích lệ tinh thần làm việc cá nhân và đội nhóm.

Như vậy có thể thấy, người lãnh đạo có vai trò rất quan trọng đối với một tổ chức.

Vai trò của kỹ năng lãnh đạo là gì?

Kỹ năng lãnh đạo đối với người đứng đầu của một doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, kỹ năng này cũng rất cần thiết đối với các thành viên khác trong độ nhóm, tổ chức, doanh nghiệp.

Trong các doanh nghiệp lớn, bộ máy lãnh đạo được phân thành nhiều cấp từ thấp đến cao. Mỗi người lãnh đạo đều được trang bị tốt kỹ năng lãnh đạo sẽ góp phần làm tăng năng suất, tăng hiệu quả công việc. Từ đó, thúc đẩy các thành viên cống hiến hiệu quả, mang lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp.

Những phẩm chất cần có của một nhà lãnh đạo giỏi

Với bản thân

Vốn kiến thức sâu rộng và niềm say mê học hỏi

Những kỹ năng lãnh đạo

Vốn kiến thức sâu rộng góp phần xây dựng kỹ năng lãnh đạo tốt

Nắm vững kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực mình làm là điều quan trọng mà bất kỳ người lãnh đạo nào cũng cần phải có. Người lãnh đạo cần có sự hiểu biết sâu rộng về tổ chức, doanh nghiệp của mình.

Bên cạnh đó, họ cũng cần nắm vững các kiến thức về kinh tế, chính trị – xã hội. Việc này giúp họ có thể định hướng tổ chức, doanh nghiệp của mình một cách đúng đắn.

Ngoài ra, người lãnh đạo cũng cần có niềm say mê học hỏi. Các kỹ thuật – công nghệ cao phát triển theo từng ngày. Nếu người đứng đầu doanh nghiệp không cập nhật kiến thức mới, họ sẽ bị tụt lại phía sau, kéo theo đó là cả một doanh nghiệp không thể phát triển.

Bởi vậy, người lãnh đạo phải có niềm đam mê tìm hiểu thêm những điều mới lạ. Điều này giúp họ luôn tràn đầy tinh thần nhiệt huyết và hoàn thành công việc với hiệu quả cao nhất.

Có tầm nhìn xa, biết chấp nhận mạo hiểm và rủi ro

Người lãnh đạo giỏi là người biết nhìn xa trông rộng và có khả năng dự đoán những điều có thể xảy ra trong tương lai. Họ cũng cần biết phân tích sâu rộng các khía cạnh liên quan đến doanh nghiệp và các vấn đề từ vi mô đến vĩ mô. Từ đó, đưa ra định hướng cho tổ chức giúp tổ chức phát triển hơn trong tương lai.

Bên cạnh đó, người lãnh đạo còn cần biết chấp nhận rủi ro. Bất kỳ lĩnh vực nào cũng chứa đựng những rủi ro và thử thách khác nhau. Tuy nhiên, đây cũng có thể là cơ hội nếu người lãnh đạo “dám thử”.

Để làm được điều này, người lãnh đạo phải có tinh thần mạo hiểm, biết cách ứng biến và đưa ra biện pháp khắc phục tốt nhất. Đồng thời, tạo động lực cho nhân viên của mình vượt qua khó khăn để đạt được kết quả cao.

Sự sáng tạo

Sự sáng tạo là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp phát triển đột phá so với những doanh nghiệp khác.

Vì thế, người đứng đầu doanh nghiệp cần có khả năng sáng tạo để thực hiện công việc linh hoạt và hiệu quả nhất. Từ đó, giúp doanh nghiệp có những bước tiến vượt bậc trên thị trường.

Sự tự tin

Những kỹ năng lãnh đạo của nhà lãnh đạo

Sự tự tin là yếu tố cần có của người có kỹ năng lãnh đạo giỏi

Sự tự tin là điều kiện bắt buộc đối với một nhà lãnh đạo giỏi. Nhà lãnh đạo cần tin tưởng vào khả năng của chính mình, tin tưởng mình có thể hoàn thành tốt công việc đã đề ra.

Đồng thời, người lãnh đạo tự tin là người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm với mọi quyết định và việc mình làm.

Kiên trì và bền bỉ

Kiên trì là một trong những yếu tố quyết định dẫn đến sự thành công. Để có thể dẫn dắt tổ chức, giúp tổ chức phát triển, nhà quản lý cần kiên trì với mọi tình huống xảy ra.

Trong quá trình theo đuổi mục tiêu lớn, chắc chắn đội nhóm, tổ chức hay doanh nghiệp đều phải trải qua nhiều khó khăn, thử thách. Nhà quản lý cần kiên trì, bền bỉ, có sức chịu đựng tốt để đương đầu với những thách thức đó.

Kiên định với mọi quyết định mình đưa ra

Người lãnh đạo phải có sự kiên định khi đưa ra quyết định và phải tin vào sự lựa chọn của mình.

Đôi khi, các thành viên trong nhóm sẽ đưa ra nhiều ý kiến trái chiều. Nếu người lãnh đạo nhún nhường khi đưa ra quyết định, nó có thể đưa tổ chức đến những sai lầm và làm giảm uy tín của người lãnh đạo trong mắt nhân viên.

Vì vậy, khi bạn là người lãnh đạo và bạn phải ra quyết định, nếu bạn tin rằng quyết định của mình là đúng đắn thì hãy kiên quyết bảo vệ quyết định ấy đến cùng. Hãy thể hiện sự cương quyết và giữ lập trường vững vàng, tránh gây nhiều xung đột trong tổ chức.

Thích ứng tốt trong mọi hoàn cảnh

Một nhà lãnh đạo giỏi cần có khả năng ứng biến, thay đổi kế hoạch nhanh chóng để phù hợp với những hoàn cảnh khác nhau.

Nhà lãnh đạo phải linh hoạt, thông minh, thích ứng nhanh để thực hiện các phương án dự phòng một cách tốt nhất nhằm cải thiện tình hình. Đặc biệt ở trong các tình huống cấp bách.

Với đội nhóm

Sẵn sàng hy sinh vì lợi ích của tập thể

Lãnh đạo là người đứng đầu, thực hiện hiện nhiệm vụ chỉ đạo đội nhóm, tổ chức. Song, họ phải hy sinh rất nhiều vì lợi ích của tập thể. Họ thường xuyên phải đặt lợi ích chung của tập thể lên trên lợi ích của cá nhân mình.

Trọng trách càng cao thì trách nhiệm càng lớn, vì thế, người lãnh đạo đôi khi cần sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân nhằm đảm bảo mục tiêu công việc.

Biết cách tạo môi trường làm việc tích cực và có sự đồng cảm

Kỹ năng lãnh đạo trong doanh nghiệp

Người lãnh đạo phải biết cách tạo môi trường làm việc tích cực

Người lãnh đạo cần sự nghiêm túc và kiên định. Tuy nhiên, đôi khi họ cần biết cách tạo bầu không khí làm việc vui vẻ, thoải mái. Bởi điều này giúp khích lệ tinh thần làm việc tích cực cho mọi người.

Hiệu quả công việc sẽ cao hơn nếu mọi thành viên trong doanh nghiệp đều làm việc với sự hứng khởi và phấn chấn.

Biết cách phối hợp đội nhóm hiệu quả

Kỹ năng làm việc nhóm là kỹ năng cá nhân mà mọi người sử dụng khi hợp tác với nhau để làm việc nhằm hướng tới mục tiêu chung.

Trong một tập thể, người lãnh đạo phải biết cách làm việc đội nhóm hiệu quả. Người lãnh đạo không phải chỉ giao việc cho cấp dưới mà còn phải tham gia thảo luận cùng họ.

Người có kỹ năng lãnh đạo giỏi sẽ biết cách phân công công việc hợp lý. Đồng thời, phối hợp tốt cùng các thành viên để thực hiện công việc chung. Điều này giúp nâng cao hiệu quả công việc và thể hiện sự gắn bó của lãnh đạo với các thành viên khác trong tổ chức.

Tuân thủ cam kết với các nhân viên của mình

Người lãnh đạo giống như một “tấm gương phản chiếu”, là hình mẫu để cấp dưới noi theo.

Để cấp dưới thực hiện đúng nội quy, hoàn thành nhiệm vụ được giao phó đúng thời hạn, trước hết, người lãnh đạo cần làm được điều đó. Chỉ khi lãnh đạo tuân thủ các cam kết thì cấp dưới mới tin tưởng, tôn trọng và học hỏi theo.

Biết nhận lỗi và chịu trách nhiệm

Kể cả người lãnh đạo cũng có thể mắc phải những sai lầm.

Một người lãnh đạo có tâm sẽ không đổ lỗi cho người khác hoặc trốn tránh trách nhiệm của bản thân mình. Dù lỗi sai đó lớn hay nhỏ, họ cũng sẽ dũng cảm nhận lỗi, dũng cảm chịu trách nhiệm để làm gương cho những nhân viên khác.

14 kỹ năng lãnh đạo giúp bạn trở thành một nhà quản lý tài ba

Xác định phong cách lãnh đạo, thấu hiểu bản thân mình và đối tác

Xác định phong cách lãnh đạo

Kỹ năng cần có của người lãnh đạo

Mỗi người lãnh đạo cần xác định phong cách lãnh đạo của riêng mình

Mỗi người sẽ có một phong cách lãnh đạo riêng. Đôi khi, họ cũng thay đổi, điều chỉnh phong cách đó sao cho phù hợp với tính chất công việc.

Một số phong cách lãnh đạo phổ biến có thể kể đến như:

  • Huấn luyện viên (C0ach).
  • Nhìn xa trông rộng (Visionary).
  • Phục vụ (Servant).
  • Chuyên quyền (Autocratic).
  • Dân chủ (Democratic).
  • Lãnh đạo ủy thác (Hands off).
  • Lãnh đạo giao dịch (Transactional).
  • Quan liêu (Bureaucratic).
  • Dẫn đầu (Pacesetter).

Thấu hiểu bản thân mình

Thấu hiểu bản thân là cách để một người lãnh đạo nhận ra những thiếu sót của mình. Từ đó có ý thức trong việc phát triển và hoàn thiện bản thân.

Ngoài ra, người lãnh đạo giỏi cũng cần thấu hiểu đối tác, dù là ở bất kỳ lĩnh vực nào. Bởi yếu tố này sẽ giúp họ đưa ra những quyết định sáng suốt và đạt được mục tiêu.

Xây dựng uy tín cá nhân

Một nhà lãnh đạo thành công không thể làm việc đơn độc. Họ cần có được sự ủng hộ, tín nhiệm từ tất cả mọi người trong tổ chức. Để làm được điều này, họ cần luôn thể hiện sự uy tín cá nhân, năng lực của bản thân. Đồng thời, đi đầu trong các phong trào.

Uy tín cá nhân là vô cùng quan trọng nếu nhà lãnh đạo muốn tập thể nghe theo mình.

Kiến thức chuyên môn chắc chắn

Chỉ có kỹ năng và kinh nghiệm là chưa đủ đối với một nhà lãnh đạo giỏi. Để đứng vững ở vị trí này, họ cần có kiến thức chuyên môn sâu rộng và chắc chắn trong lĩnh vực họ đang làm.

Không những thế, họ cần có sự hiểu biết về tổ chức, doanh nghiệp của mình. Nhờ đó, họ có thể đưa ra định hướng sáng suốt cho tổ chức.

Kiến thức pháp lý, kiến thức về kinh doanh, kinh tế, chính trị – xã hội cũng cần được nhà lãnh đạo tích cực trau dồi.

Tư duy chiến lược, đổi mới và sáng tạo

Tư duy chiến lược

Một nhà lãnh đạo tài ba phải là người thông minh và có tư duy chiến lược. Họ cần có sự tư duy logic và sáng suốt. Từ đó đưa ra những nhận định sâu sắc và lập kế hoạch hiệu quả. Điều này sẽ giúp tổ chức phát triển, vượt qua đối thủ và đạt được mục tiêu đã đề ra.

Nếu nhà lãnh đạo không tư duy chiến lược, họ sẽ khó có thể đưa tổ chức phát triển so với các tổ chức khác.

Đổi mới và sáng tạo

Sự đổi mới chính là “linh hồn” của một doanh nghiệp. Để tạo những bước đột phá, doanh nghiệp cần liên tục đổi mới để tránh tụt hậu. Trong đó, sự sáng tạo của người quản lý doanh nghiệp là yếu tố then chốt. Điều này sẽ giúp công việc được thực hiện một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.

Người quản lý sáng tạo cũng sẽ tạo được cảm hứng cho cấp dưới của mình làm việc sáng tạo theo.

Kỹ năng thuyết trình

Kỹ năng cần có của các nhà lãnh đạo

Phát triển kỹ năng thuyết trình giúp các nhà lãnh đạo xây dựng hình ảnh cá nhân đẹp

Kỹ năng thuyết trình là một kỹ năng rất quan trọng đối với người lãnh đạo. Thuyết trình tốt sẽ giúp người lãnh đạo xây dựng hình ảnh cá nhân đẹp. Đồng thời tạo được mối quan hệ tốt với mọi người xung quanh.

Người lãnh đạo có khả năng trình bày hướng đi của tổ chức cũng như các dự án, chiến lược,… một cách tuần tự và mạch lạch sẽ giúp cấp dưới dễ dàng nắm bắt vấn đề và có ấn tượng tốt.

Đọc thêm: Những cách hiệu quả nâng tầm kỹ năng thuyết trình trước đám đông

Kỹ năng giao tiếp và đàm phán

Khi đứng ở vị trí lãnh đạo, bạn sẽ cần giao tiếp với rất nhiều người. Những người này có thể là cấp trên, cấp dưới, đối tác,…

Mỗi người trong số họ sẽ có một tâm lý, tính cách, phương pháp làm việc khác nhau. Do vậy, bạn cần có kỹ năng giao tiếp tốt, linh hoạt khi giao tiếp với từng người để cuộc hội thoại vui vẻ và đạt được mục tiêu.

Bên cạnh đó, bạn cần truyền đạt thông tin một cách mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu. Như vậy, đối phương sẽ nắm được những luận điểm quan trọng.

Có kỹ năng giao tiếp tốt cũng sẽ giúp bạn dễ dàng đạt được kết quả tốt khi đàm phán. Để đưa doanh nghiệp vươn cao, vươn xa, bạn cần thông thạo việc đàm phán, đàm phán có hiệu quả với các khách hàng và đối tác của mình.

Kỹ năng ra quyết định

Sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp phần lớn phụ thuộc vào kỹ năng lãnh đạo của người quản lý. Mỗi quyết định được quản lý đưa ra đều có ảnh hưởng rất lớn đến đội nhóm, tổ chức.

Đặc biệt, trong môi trường kinh doanh, những biến động của thị trường và các tác nhân khách quan rất khó để đoán định trước. Bởi vậy, người quản lý cần phải có tầm nhìn xa, khả năng phân tích tình hình, lường trước các rủi ro để đưa ra quyết định kịp thời.

Để có được kỹ năng này, người quản lý phải có kiến thức sâu rộng ở nhiều lĩnh vực cũng như nhiều kinh nghiệm thực tế.

>> Tham khảo: Quy trình 7 bước ra quyết định hiệu quả

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Giải quyết vấn đề là kỹ năng lãnh đạo

Một người lãnh đạo cần trau dồi kỹ năng giải quyết vấn đề

Kỹ năng giải quyết vấn đề là một trong những kỹ năng quan trọng quyết định sự thành công của tập thể.

Trong quá trình làm việc nhóm, không thể tránh khỏi mâu thuẫn và xung đột giữa những thành viên. Lúc này, người lãnh đạo phải giải quyết vấn đề một cách khéo léo và đưa ra giải pháp phù hợp nhất.

Ngược lại, nếu người lãnh đạo không thể tập hợp mọi người cùng hóa giải khúc mắc, công việc sẽ bị đình trệ. Nếu để mâu thuẫn xảy ra quá lâu dẫn đến khủng hoảng, đội nhóm có thể bị tan rã. Điều này sẽ khiến tổ chức gặp những thiệt hại lớn và mất nhiều thời gian để phục hồi.

>> Đọc thêm: 6 công cụ hữu hiệu trong giải quyết vấn đề

Kỹ năng giải quyết xung đột

Xung đột có thể xảy ra do sự mất cân bằng về lợi ích hoặc tư duy đối lập của các cá nhân. Theo Hiệp hội Quản lý Hoa Kỳ, một người quản lý dành khoảng 24% thời gian của mình để quản lý xung đột.

Khi có xung đột xảy ra, người quản lý cần có khả năng giải quyết. Hoặc giảm thiểu đến mức tối đa việc tiếp diễn xung đột. Bởi, nếu xung đột không được giải quyết nhanh chóng, nó có thể để lại ảnh hưởng lớn đối với doanh nghiệp. Song, nếu người quản lý không có phương pháp đúng, xung đột có thể để lại những tác động tiêu cực nặng nề hơn.

Chính vì những điều kể trên, người quản lý cần phải trang bị cho mình kỹ năng giải quyết xung đột thật tốt.

Kỹ năng tạo lập kế hoạch

Người lãnh đạo giỏi là người biết xây dựng kế hoạch làm việc hợp lý. Một bản kế hoạch chi tiết sẽ giúp các nhân viên có định hướng và phương pháp tốt để hoàn thành các mục tiêu.

Để có kỹ năng lập kế hoạch, người lãnh đạo phải có kỹ năng quản lý thời gian. Đồng thời, biết phân bổ công việc hợp lý. Và phân công công việc cho từng cấp dưới theo đúng khả năng của họ.

Xây dựng kế hoạch làm việc tốt góp phần lớn vào sự thành công của cả tập thể. Vì thế, người lãnh đạo nên tập trung phát triển kỹ năng này.

Kỹ năng quản lý nhân sự

Mỗi tập thể, mỗi đội nhóm, mỗi tổ chức đều có rất nhiều thành viên cùng làm việc với nhau. Mỗi người trong số họ lại có một tính cách, một quan điểm và một phong cách làm việc riêng.

Vì vậy, nhà quản lý cần nắm bắt được khả năng của từng người để biết cách điều phối công việc hiệu quả. Đồng thời, khuyến khích các cá nhân phát huy hết khả năng của họ.

Thông qua nắm vững thông tin về nhân sự, nhà quản lý cũng có thể giải quyết mâu thuẫn của các thành viên một cách nhanh nhất và hợp lí nhất.

Kỹ năng giảng dạy và cố vấn

Kỹ năng lãnh đạo là gì?

Kỹ năng giảng dạy và cố vấn là một kỹ năng lãnh đạo quan trọng

Người lãnh đạo là người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn. Họ được coi như những người thầy, những bậc tiền bối.

Nếu người lãnh đạo có thể chỉ dạy cho cấp dưới các vấn đề công việc, giúp cấp dưới vượt qua thử thách, họ sẽ có được sự tin tưởng và kính trọng từ mọi người.

Bởi vậy, ngoài việc làm tốt công việc của mình, người lãnh đạo cũng cần biết cách chia sẻ kinh nghiệm, truyền đạt kiến thức cho người khác.

Khả năng truyền cảm hứng, tạo động lực và trao quyền

Truyền cảm hứng

Truyền cảm hứng là một kỹ năng mà các nhà lãnh đạo cần phải có. Nhà lãnh đạo phải biết nghĩ đến những người làm việc cùng mình.

Trong những thời điểm doanh nghiệp gặp khó khăn, mọi người đều nản chí với công việc thì nhà lãnh đạo phải có suy nghĩ vững vàng.

Họ cũng cần biết cách truyền năng lượng tích cực. Và hướng mọi người tới kết quả tươi sáng trong tương lai để mọi người có động lực tiếp tục cống hiến cho công việc.

Tạo động lực

Đôi khi trong công việc, động lực làm việc của nhân viên có thể đi xuống do những yếu tố chủ quan, khách quan khác nhau. Những yếu tố đó có thể là chuyện buồn cá nhân, bị khiển trách hay áp lực công việc,…

Lúc này, người lãnh đạo có vai trò tạo động lực cho nhân viên của mình, giúp họ vượt qua trạng thái tinh thần không tốt,…

Để trở thành một nhà lãnh đạo tinh tế, bạn nên tránh việc khiển trách nhân viên trước mặt những người khác. Hãy trao đổi riêng với từng người và đưa cho họ lời khuyên phù hợp nhất. Đây cũng là một cách để tạo động lực cho các nhân viên.

Và hãy nhớ, không phải cứ đưa ra lời khuyên hay dùng lời nói mới là tạo động lực. Đôi khi, tạo động lực đơn giản đến từ việc lắng nghe.

Trao quyền

Ngoài việc lan tỏa cảm hứng, người lãnh đạo cũng cần khích lệ tin thần làm việc của nhân viên. Bằng cách trao quyền cho họ.

Trao quyền cho nhân viên là điều vô cùng quan trọng. Và cũng rất phổ biến ở môi trường làm việc hiện đại. Đây là cách giúp cho nhân viên làm việc một cách chủ động, năng động và tích cực.

Tuy nhiên, người lãnh đạo nên đặt ra một khuôn khổ nhất định để nhân viên tự do quyết định trong phạm vi cho phép.

Linh động trong quản lý và trao quyền cho nhân viên là biểu hiện của một nhà lãnh đạo giỏi.

Thích ứng nhanh trong mọi hoàn cảnh

Kỹ năng lãnh đạo của một người lãnh đạo

Thích ứng nhanh là một kỹ năng lãnh đạo cần thiết

Môi trường kinh doanh luôn luôn có những biến động. Trong đó chứa đựng cả những cơ hội cũng như thách thức.

Một người lãnh đạo giỏi cần phải nhận thức được việc này. Đồng thời có khả năng ứng biến tốt để thích nghi với mọi hoàn cảnh. Trong mọi tình huống, người lãnh đạo đều phải biết thay đổi nhanh chóng các kế hoạch. Hoặc xây dựng sẵn các phương án dự phòng.

Để làm được những điều này, người lãnh đạo phải có sự thông minh, linh hoạt. Cũng như cố gắng tìm tòi, học hỏi và tích lũy cho mình những kiến thức cần thiết.

Cách rèn luyện và nâng cao kỹ năng lãnh đạo

Để trở thành người có kỹ năng lãnh đạo giỏi, bạn cần rèn luyện thường xuyên và có hiệu quả. Một số cách để rèn luyện và nâng cao kỹ năng lãnh đạo bạn có thể áp dụng như:

  • Xác định rõ phong cách lãnh đạo yêu thích của mình.
  • Tận dụng cả những cơ hội nhỏ nhất để trở thành người lãnh đạo tập sự. Từ việc làm người đứng đầu của một nhóm, một câu lạc bộ hay một dự án,…
  • Thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn. Bằng cách đọc sách, tham khảo tài liệu, học hỏi từ những người xung quanh,…
  • Rèn luyện các kỹ năng mềm mỗi ngày. Các kỹ năng này bao gồm: Thuyết trình, giao tiếp, lập kế hoạch,…
  • Nâng cao khả năng tư duy phản biện. Bạn hãy tập suy luận, kiên định bảo vệ ý kiến của mình. Và mạnh dạn góp ý với những người khác.
  • Không ngừng đổi mới và sáng tạo. Bạn hãy cố gắng đưa ra nhiều ý tưởng độc đáo, mới lạ khi làm việc chung.
  • Rèn tính kỷ luật, đặt nếp sống của mình vào khuôn khổ.
  • Xây dựng tầm ảnh hưởng của bản thân bằng cách làm tốt công việc được giao phó. Và tạo dựng mối quan hệ tốt với mọi người xung quanh.
  • Không né tránh các xung đột. Muốn trở thành một nhà lãnh đạo, bạn phải giải quyết được các vấn đề nảy sinh trong nội bộ.
  • Tạo động lực, tạo bầu không khí vui vẻ, tích cực. Đồng thời có thái độ nghiêm túc khi làm việc với người khác.

Kết luận

Để trở thành một nhà lãnh đạo tài ba là điều không hề đơn giản. Tuy nhiên, dù khó đến đâu, chỉ cần bạn chăm chỉ rèn luyện, bạn đều có thể chinh phục được. Việc bạn cần làm là tích cực trau dồi phẩm chất đạo đức và các kỹ năng cần thiết của nhà lãnh đạo.

Hy vọng những gợi ý của tôi sẽ giúp ích cho bạn. Cảm ơn bạn đã đọc bài!

 

Chia sẻ bài viết: 14 kỹ năng lãnh đạo giúp bạn trở thành người đứng đầu tuyệt vời
error: Content is protected !!
Scroll Up