?>
15/01/2023

7 kỹ năng quản trị bản thân bạn cần rèn luyện để thành công.

Quản trị bản thân, hay quản lý bản thân, là khả năng tự điều khiển suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của mình để phục vụ tốt hơn cho công việc và cuộc sống. Trong bài viết gần đây của tôi về 10 kỹ năng Gen Z cần sỡ hữu, quản trị bản thân cũng được đề cập đến như một kỹ năng quan trọng của tương lai.

Tôi tin rằng quản trị bản thân là kỹ năng mà mỗi chúng ta cần học và làm chủ đầu tiên, trước khi phát triển những kỹ năng khác. Để hiểu rõ hơn, bạn hãy theo dõi hết bài viết này. Tôi sẽ phân tích 7 kỹ năng quản lý bản thân quan trọng nhất và một số ví dụ cụ thể. Tôi cũng sẽ đưa ra một số chỉ dẫn về cách để cải thiện kỹ năng này.

Quản trị bản thân là gì?

Tầm quan trọng của quản lý bản thân

Sau khi đã hiểu quản trị bản thân là gì, hãy tìm hiểu xem tại sao nó lại quan trọng.

Rõ ràng, nếu một công ty có nhiều người không có khả năng thực hiện nhiệm vụ được giao đúng tiến độ, đúng yêu cầu thì sẽ khó đạt được các mục tiêu chiến lược.

Khả năng tự quản lý của mỗi cá nhân cũng tác động rất lớn đến hiệu quả hoạt động của tổ chức. Khi mỗi thành viên hiểu được trách nhiệm và những gì họ cần làm để hoàn thành công việc, họ có thể tự sắp xếp thời gian và ra quyết định phù hợp. Họ không cần ai hối thúc để làm việc, họ tự biết mình cần và phải làm gì.

Nếu bạn có khả năng quản lý bản thân, bạn có thể sử dụng thời gian, năng lượng của bạn hiệu quả hơn. Chắc chắn, bạn sẽ có được nhiều thành công trong cuộc sống và công việc.

7 kỹ năng quản lý bản thân

các kỹ năng thiết yếu để quản lý bản thân

Có rất nhiều phiên bản khác nhau về những kỹ năng quản trị bản thân. Có người cho rằng bộ kỹ năng cần có bao gồm khả năng thích ứng, kỹ năng tổ chức, lập kế hoạch, quản lý cuộc sống riêng…

Theo tôi, top 7 kỹ năng quan trọng để quản lý bản thân tốt hơn là:

  • Quản lý thời gian
  • Quản lý năng lượng
  • Quản lý cảm xúc
  • Quản lý căng thẳng
  • Quản lý lời nói
  • Căn chỉnh mục tiêu
  • Tự tạo động lực

Cách tốt nhất để biết bạn cần cải thiện kỹ năng nào là bám vào định nghĩa về quản trị bản thân. Theo tôi, bất kỳ kỹ năng nào giúp bạn điều khiển cảm xúc, suy nghĩ, hành vi tốt hơn, từ đó thành công trong công việc và cuộc sống, thì hãy tập trung vào rèn luyện chúng.

Sau đây, tôi và bạn sẽ cùng tìm hiểu về từng kỹ năng trên. Nhưng trước khi bắt tay vào rèn luyện, hãy nhớ rằng quản trị bản thân đòi hỏi sự thấu hiểu chính mình. Và quá trình rèn luyện sẽ bắt đầu chậm rãi, ngày qua ngày, nên hãy thật kiên trì.

Quản lý thời gian

quản lý ưu tiên

Quản lý thời gian là khả năng kiểm soát cách sử dụng thời gian của mình. Làm chủ kỹ năng này sẽ giúp bạn sử dụng năng lượng hiệu quả, tập trung vào những việc quan trọng và tránh sự trì hoãn.

Để làm được điều này, bạn cần biết cách quản lý các ưu tiên. Trong danh sách công việc hàng ngày, đâu là điều bạn phải tập trung sức lực. Đâu là những việc không nên làm vì nó chỉ khiến bạn lãng phí thời gian.

Hãy tham khảo ma trận Eisenhower, một công cụ giúp bạn xác định đâu là việc bạn cần làm ngay, đâu là việc bạn nên trao quyền cho người khác làm thay bạn.

>> Tham khảo: 5 phương pháp hiệu quả rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian

Quản lý năng lượng

Quản trị năng lượng của bản thân

Đây là kỹ năng liên quan đến cách bạn cung cấp và sử dụng năng lượng. Đó có thể là năng lượng đến từ thể chất, tinh thần hay thậm chí là cảm xúc.

Hãy đảm bảo nạp vào cơ thể bạn những năng lượng tích cực nhất có thể. Việc này có thể được thực hiện bằng cách duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế thức ăn nhanh, đồ ngọt… Hoặc thường xuyên tiếp xúc với những người có thái độ tích cực, xây dựng,… Thực hành thiền hay gần gũi với thiên nhiên, nghệ thuật cũng là những cách hữu ích để nạp năng lượng lành mạnh.

Sử dụng năng lượng thích hợp nghĩa là chỉ dùng nó vào những việc có ích với cuộc sống của bạn. Năng lượng của bạn không phải là vô hạn. Tại sao lại sử dụng nó vào những việc không nên làm, lãng phí nó với người không xứng đáng?

Quản lý cảm xúc

Đây là một kỹ năng quan trọng, đặc biệt với các nhà lãnh đạo cấp cao. Trong một công ty, cảm xúc của người quản lý không chỉ ảnh hưởng đến môi trường làm việc của cấp dưới. Nó còn tác động đến khả năng xử lý thông tin, ra quyết định phù hợp của chính họ.

>> Tham khảo: Quy trình ra quyết định hiệu quả

Với mỗi cá nhân, cảm xúc có thể tác động trực tiếp đến tinh thần, hiệu suất làm việc. Những cảm xúc như vui vẻ, phấn chấn, nhiệt huyết… sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả nhất.

Một người biết quản trị cảm xúc thường chính là người có EQ cao. Kỹ năng này sẽ giúp họ xử lý các tình huống khó xử tại nơi làm việc, các mối quan hệ một cách khéo léo.

Quản lý căng thẳng

Ứng phó với căng thẳng

Căng thẳng là một phần của cuộc sống. Và căng thẳng cũng có khía cạnh tích cực, chứ không phải chỉ luôn gắn với sự tiêu cực. Điều quan trọng là bạn cần biết cách quản lý các vấn đề của mình, không để sự căng thẳng ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của mình.

Quản lý căng thẳng có nhiều hình thức, từ việc duy trì lối sống lành mạnh đến thực hành thiền hoặc viết nhật ký trải nghiệm. Bạn cũng cần chủ động quản lý các tác nhân gây căng thẳng tại công ty, từ đó giúp bạn tránh bị ảnh hưởng tiêu cực từ bên ngoài.

Biết cách quản lý căng thẳng cho phép bạn tập trung vào mục tiêu của mình và tiến chắc về phía trước. Quản lý căng thẳng là một phần của quản lý cảm xúc. Nó sẽ giúp bạn duy trì phong thái chuyên nghiệp tại nơi làm việc.

Quản lý lời nói

Kiểm soát lời nói là phần quan trọng của quản trị bản thân

“Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Lời dạy của người xưa chính là để nhắc nhở chúng ta về một kỹ năng thật sự quan trọng – đó là quản lý lời nói.

Lời nói bị tác động trực tiếp bởi khả năng quản lý cảm xúc, quản lý căng thẳng. Khi nóng giận, bức xúc, chúng ta thường có xu hướng phát ngôn ra những lời không hay. Những lời nói đó có thể làm tổn thương người khác, hoặc làm rạn nứt mối quan hệ….

Quản lý lời nói đòi hỏi sự học tập, rèn luyện thường xuyên trong cuộc sống. Bạn có thể tham gia những khóa đào tạo chuyên nghiệp về quản lý cảm xúc, sự căng thẳng để rèn luyện kỹ năng này.

Căn chỉnh mục tiêu

Đặt mục tiêu là bước đầu tiên giúp bạn quản lý các ưu tiên. Bằng việc biết rõ mình đang làm việc để đạt được điều gì, bạn sẽ có cách quản lý thời gian, lên kế hoạch và ra quyết định phù hợp.

Trong công việc, biết rõ mục tiêu giúp bạn nhìn thấy bức tranh toàn cảnh hơn. Bạn biết điều gì là tốt nhất cho chính mình, cho nhóm và tổ chức của bạn. Về lâu dài, điều này sẽ giúp nâng cao hiệu suất làm việc.

Căn chỉnh mục tiêu bao gồm ba kỹ năng chính:

  • Thiết lập mục tiêu. Hãy sử dụng khung SMART để đảm bảo mục tiêu của bạn cụ thể, có thể đo lường được, có thể đạt được, thực tế và có thời hạn.
  • Truyền thông mục tiêu. Trong công việc, điều này liên quan đến việc giao tiếp minh bạch mục tiêu của tổ chức. Từ đó cá nhân bạn sẽ hiểu và đánh giá được việc mình làm có đang hướng đến mục tiêu chung hay không.
  • Theo dõi mục tiêu. Điều này rất quan trọng để liên kết việc hàng ngày với những mục tiêu lớn hơn. Nó cũng giúp bạn biết được bạn đang tiến triển như thế nào. Việc theo dõi mục tiêu thường được hỗ trợ bằng cách đo lường các chỉ số KPI.

Tự tạo động lực

Tự tạo động lực cho bản thân

Động lực bản thân là khả năng chủ động và hoàn thành các nhiệm vụ mà bạn cần phải làm. Khi bạn biết tự tạo động lực, bạn sẽ chủ động lập kế hoạch, thực hiện công việc, giải quyết vấn đề để đạt được mục tiêu của mình.

Bạn được thúc đẩy bởi mong muốn thành công chứ không phải bởi các yếu tố bên ngoài. Điều này giúp bạn làm việc hiệu quả hơn tại công ty. Tự tạo động lực là khía cạnh rất quan trọng của quản trị bản thân, giúp bạn tiến về phía trước, đảm bảo tiến độ công việc của bạn.

Ví dụ về quản lý bản thân

Có thể thấy rằng, các kỹ năng tôi chia sẻ ở trên đều có liên quan, tác động lẫn nhau. Hãy theo dõi 2 ví dụ sau đây để hiểu rõ hơn nhé.

Sức khỏe

Duy trì sức khỏe tốt thường là biểu hiện rõ nét của khả năng quản trị bản thân tốt. Một người ăn uống lành mạnh là người biết quản lý năng lượng. Ngoài ra, việc có giấc ngủ đủ thời gian, chất lượng và luyện tập thể dục thường xuyên cho thấy kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả.

Sự tôn trọng

Nhận được sự tôn trọng của những người khác cũng có thể là biểu hiện của khả năng quản trị bản thân. Bởi lẽ những người như vậy, ngoài kiến thức, sự uyên bác, còn cần biết cách ứng xử khéo léo, phù hợp.

Để làm được điều đó, chắc chắn họ có khả năng quản lý cảm xúc rất tốt. Sẽ có những thời điểm họ gặp phải những người, những sự việc không như ý. Nhưng họ vẫn có thể bình tĩnh để giải quyết vấn đề, quản lý lời nói của mình cho phù hợp.

Sách quản trị bản thân nên đọc

Dưới đây là một số tựa sách hay về chủ đề Self-management mà tôi đề xuất cho bạn.

Khóa học quản trị bản thân

Tóm lại, quản trị bản thân là tập hợp của nhiều kỹ năng, giúp bạn điều khiển năng lực, hành vi của mình cho phù hợp với hoàn cảnh. Nếu bạn quản lý tốt bản thân mình, bạn có thể đạt được nhiều thành công hơn.

Hy vọng bài viết này của tôi đã giúp bạn biết phương pháp rèn luyện kỹ năng quản trị bản thân như thế nào. Chúc bạn thành công!

Nguồn tham khảo: Asana

Chia sẻ bài viết: 7 kỹ năng quản trị bản thân bạn cần rèn luyện để thành công
error: Content is protected !!
Scroll Up