?>
25/03/2023

Đãi ngộ toàn diện (Total rewards) – Câu chuyện Nhân sự và chiếc “cột sống” bất ổn.

Con người là một kiệt tác của tạo hoá. Con người có thể đứng vững trên hai chân, có khả năng vận động linh hoạt là nhờ một cột trụ cực kì quan trọng mang tên “cột sống”. Đối với doanh nghiệp thì “Hệ thống chính sách đãi ngộ toàn diện” chính là chiếc “cột sống” trong Chiến lược nhân sự. Đây được coi là vũ khí lợi hại để doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh, tạo cho mình một “dấu ấn riêng” của triết lý kinh doanh và tầm nhìn của thương hiệu.

Bất cứ một nhà Quản trị nhân sự tài ba nào cũng cần phải chú trọng việc chăm nom và giữ gìn “cột sống” của mình một cách thường xuyên. “Chủ quan” là một trong số những nguyên nhân được nhắc tới đầu tiên dẫn đến các cơn đau trầm trọng về “cột sống” của người làm nhân sự. Đừng để “sự chủ quan” là nguyên nhân dẫn đến các tổn thất không đáng có do “cột sống” bất ổn gây ra. Các nhà quản trị nhân sự hãy dành thế chủ động để bắt kịp nhịp với một sự biến động khó lường của tình hình thế giới gần đây.

Với thế giới thay đổi gần như chỉ sau một đêm, Các tổ chức đột nhiên có nhiều cơ hội hơn trong việc soi chiếu lại những gì họ đang thực hiện — cơ hội để phát triển chiến lược, chương trình đãi ngộ phù hợp với nhu cầu kinh doanh. Bắt đầu bằng việc xây dựng một chiến lược Đãi ngộ toàn diện phù hợp với mục đích định hướng Kinh doanh.

Rất nhiều các giám đốc nhân sự đang định hình lại Chiến lược đãi ngộ toàn diện trong bối cảnh này với mục đích là để tạo ra một “cam kết tâm lý” mới giữa tổ chức và người lao động, để phát triển các thông lệ Đãi ngộ khác biệt nhằm thu hút nhân viên, và để làm tất cả với mức đầu tư tối ưu.

Hãy dành thời gian chia sẻ cùng các chuyên gia hàng đầu, đầy kinh nghiệm chăm sóc những chiếc “cột sống” từ khắp các khu vực Bắc Mỹ, Châu Âu hay Châu Á. Họ sẽ giúp các nhà quản trị nhân sự, các lãnh đạo của doanh nghiệp có góc nhìn đa chiều, toàn diện, thực chiến về những thách thức, nguy cơ tiềm ẩn, và cả những cơn đau do chiếc “cột sống” bất ổn mang lại.

  • Ông Rob Cho – Cộng sự Khách hàng cao cấp của Mảng dịch vụ tư vấn của Korn Ferry, Singapore, đặc biệt tập trung vào mảng Đãi ngộ toàn diện cho khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Ông Cho luôn coi trọng tính ứng dụng thực tiễn và tính minh bạch trong việc thiết kế, thực hiện và truyền đạt các giải pháp đãi ngộ toàn diện cho khách hàng nhằm đảm bảo rằng các vấn đề quản lý các bên liên quan được giải quyết một cách thích hợp, đạt hiệu quả tối ưu.
  • Bà Minh Thu – Tư vấn trưởng của Korn Ferry Việt Nam. Với góc nhìn sâu sắc chuyên về Quản trị Nguồn nhân lực, bà đã có nhiều kinh nghiệm tham gia xây dựng các hệ thống Nhân sự chuyên nghiệp cho các tập đoàn lớn cũng như tham vấn cho các CEOs và Giám đốc nhân sự của Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt trong việc xây dựng năng lực Nhân sự thông qua các chương trình đãi ngộ, cơ chế quản trị nhân tài… giúp đạt được tầm nhìn của doanh nghiệp.
  • Ông Đặng Hoàng Trung- Giám đốc Nhân sự của Gene Solutions tại Việt Nam, Thái Lan, Indonesia và Philippines, đồng thời là Giảng viên toàn cầu của chương trình “Search Inside Yourself”, khởi sinh từ Google. Ông Trung từng có kinh nghiệm thực chiến phong phú về phương pháp, công cụ xây dựng hệ thống đãi ngộ toàn diện theo các giai đoạn khác nhau tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với văn phòng ở nhiều quốc gia cho đến việc xây dựng chính sách đãi ngộ phù hợp với định hướng kinh doanh của công ty Việt Nam.

Z4210782980944 Fc345752d35eecd59a58cc7c4eddaf04

Trong hội thảo sắp tới, chúng ta sẽ có cơ hội tìm hiểu một số các chủ đề chính hiện đang ảnh hưởng đến Đãi ngộ toàn diện với việc chia sẻ xu thế cũng như cách các tổ chức đang lên kế hoạch ứng phó.

Các Anh/Chị có đang gặp những thách thức này không?

  • Các hình thức đãi ngộ phù hợp với nhu cầu khác nhau của các nhóm khác nhau?
  • Đãi ngộ giúp nâng cao hiệu suất như thế nào?
  • Làm thế nào để quản trị chi phi đồng thời tối ưu hoá giá trị mang lại?
  • Cách cung cấp trải nghiệm nhân viên khác biệt và đáp ứng nhu cầu của cá nhân?
  • Tối ưu hoá việc thiết kế vị trí công việc và lộ trình công danh?
  • Đảm bảo các chương trình cạnh tranh giúp có lợi thế trong cuộc chiến thu hút nhân tài?
  • Làm thế nào mang lại sự minh bạch và tính công bằng trong tổ chức?

Picture2

Hay các Anh/Chị đang cần tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi:

  • Tại sao Doanh nghiệp cần xem xét đánh giá lại Chương trình và chiến lược Đãi ngộ toàn diện bao gồm lương cứng, thưởng theo kết quả công việc, thưởng dài hạn và các chương trình phi tài chính khác tại thời điểm này?
  • Một chiến lược đãi ngộ phù hợp với chiến lược con người gồm những cấu phần gì?
  • 3-4 nguyên lý thiết kế chiến lược đãi ngộ và thông điệp của tổ chức về đãi ngộ toàn diện cho nhân viên là gì? Tính công bằng? Tính cạnh tranh? Sự minh bạch? Khả năng thu hút, gắn kết và lưu giữ động viên nhân viên?
  • Thế nào là chính sách đãi ngộ thành công?

Nhanh tay đăng ký tham dự hội thảo chuyên môn “Đãi ngộ toàn diện – Cấp độ, xu hướng và thông lệ” được tổ chức ngày 30/3/2023 của Hiệp hội nhân sự để đo sức khoẻ “cột sống” và cùng thảo luận với các chuyên gia về các giải pháp “xây và dưỡng” cho cột sống nhân sự của chúng ta luôn mạnh khoẻ!

Link đăng ký hội thảo            https://forms.gle/g2AuKqM7jBqrrv1fA

 

Trích lược Bài viết của Huyền Trang và Minh Thu – HRA members

Chia sẻ bài viết: Đãi ngộ toàn diện (Total rewards) – Câu chuyện Nhân sự và chiếc “cột sống” bất ổn
error: Content is protected !!
Scroll Up